Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong máu người
Phát hiện mới cho thấy số lượng hạt vi nhựa này có thể di chuyển xung quanh cơ thể và nằm trong các cơ quan khác nhau.

Theo Guardian, đây là lần đầu tiên ô nhiễm hạt vi nhựa được phát hiện trong máu người. Các nhà khoa học đã tìm thấy những hạt nhỏ này trong máu của gần 80% số người được thử nghiệm.

Khám phá cho thấy các hạt có thể di chuyển xung quanh cơ thể và chui vào nhiều cơ quan. Hiện tại, họ chưa thể xác định ảnh hưởng của những hạt vi nhựa tới sức khỏe. Song, các nhà nghiên cứu bày tỏ sự lo ngại. Bởi các hạt vi nhựa gây tổn thương tế bào của con người trong phòng thí nghiệm. Các hạt ô nhiễm không khí siêu nhỏ đã xâm nhập vào cơ thể, gây ra hàng triệu ca tử vong sớm mỗi năm.

Số lượng lớn rác thải nhựa bị thải ra môi trường và vi nhựa đang làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh, từ đỉnh núi Everest đến các đại dương sâu nhất. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy con người ăn phải các hạt siêu nhỏ qua thức ăn, nước uống hoặc hít thở. Chúng từng được tìm thấy trong phân của trẻ sơ sinh và người lớn.

Nhóm chuyên gia đã phân tích mẫu máu của 22 người hiến tặng ẩn danh, tất cả đều là người lớn khỏe mạnh. Từ đây, họ tìm thấy các hạt nhựa trong 17 người. Đặc biệt, 50% mẫu chứa nhựa PET, loại thường được sử dụng trong chai đựng đồ uống. 1/3 chứa polystyrene - chất được sử dụng để đóng gói thực phẩm và các sản phẩm khác. Ngoài ra, 1/4 số mẫu máu chứa polyetylen, chất tạo ra túi nylon.

“Nghiên cứu của chúng tôi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự tồn tại của các hạt polyme trong máu người. Đây là kết quả đột phá”, Giáo sư Dick Vethaak, chuyên gia nghiên cứu độc chất sinh thái học, Đại học Vrije Amsterdam, Hà Lan, cho biết.

Vị chuyên gia nói thêm: “Nhưng chúng tôi phải mở rộng nghiên cứu và tăng kích thước mẫu, số lượng polyme được đánh giá”. Nhóm chuyên gia khác đang thực hiện nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề này.

Bình luận về sự xuất hiện của hạt vi nhựa trong máu người, GS Vethaak trả lời tờ Guardian: “Điều này rất hợp lý. Chúng đã ở trong máu và được đưa đi khắp cơ thể”. Theo ông Vethaak, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra hạt vi nhựa trong phân của trẻ sơ sinh cao gấp 10 lần so với người lớn và trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bú bình đang nuốt hàng triệu hạt vi nhựa mỗi ngày. “Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với hóa chất và hạt. Điều đó làm tôi lo lắng rất nhiều”, vị chuyên gia bày tỏ.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environment International, các tác giả đã điều chỉnh kỹ thuật phát hiện giúp nhận biết và phân tích những hạt siêu nhỏ với kích thước lên đến 0,0007 mm. Một số mẫu máu chứa 2 hoặc 3 loại vi nhựa khác nhau.

GS Vethaak tiết lộ số lượng và loại nhựa khác nhau đáng kể giữa các mẫu máu. Ông khẳng định đây là nghiên cứu tiên phong và mở ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Hiện tượng khác biệt có thể phản ánh sự tiếp xúc ngắn trước khi lấy mẫu máu, chẳng hạn tình nguyện viên uống từ cốc cà phê có lót nhựa hoặc đeo khẩu trang bằng nhựa.

"Câu hỏi lớn là điều gì đang xảy ra trong cơ thể chúng ta? Các hạt có được giữ lại trong cơ thể không? Chúng có được vận chuyển đến một số cơ quan nhất định, chẳng hạn vượt qua hàng rào máu não không? Và ở mức độ này có đủ nhiều để khởi phát bệnh không? Chúng tôi khẩn cấp đề nghị được tài trợ để thực hiện nhiều nghiên cứu sâu hơn”, GS Vethaak nói. Nghiên cứu của họ được Tổ chức Quốc gia về Nghiên cứu và Phát triển Y tế và Biển của Hà Lan tài trợ. Đây là doanh nghiệp hoạt động nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Jo Royle, người sáng lập tổ chức từ thiện Common Seas, cho biết: “Sản lượng nhựa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Chúng ta có quyền biết mọi thứ về loại nhựa này và những gì chúng đang ảnh hưởng tới cơ thể con người”.

Common Seas và hơn 80 tổ chức phi chính phủ, nhà khoa học đang yêu cầu chính phủ Anh phân bổ 15 triệu bảng để nghiên cứu về tác động của nhựa với sức khỏe con người. EU đã tài trợ cho nghiên cứu về tác động của vi nhựa với thai nhi và trẻ sơ sinh, cũng như hệ thống miễn dịch.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy vi nhựa có thể bám vào màng ngoài của tế bào hồng cầu và hạn chế khả năng vận chuyển oxy của chúng. Các hạt vi nhựa cũng được tìm thấy trong nhau thai của phụ nữ mang thai, ở chuột mang thai, chúng đi nhanh qua phổi vào tim, não và các cơ quan khác của thai nhi.

Một bài báo mới xuất bản ngày 23/3, do GS Vethaak là đồng tác giả, đã đánh giá nguy cơ ung thư và kết luận: “Nghiên cứu chi tiết hơn về cách chất dẻo vi mô, nano ảnh hưởng đến cấu trúc, cơ thể con người, liệu chúng có thể biến đổi tế bào hay không và gây ra chất sinh ung thư, là rất khẩn cấp, đặc biệt trong bối cảnh sản xuất nhựa tăng theo cấp số nhân. Vấn đề đang trở nên cấp bách hơn mỗi ngày”.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Vì sao người Việt đi nước ngoài thì tip, trong nước lại không? (23-03-2022)
    CUỘC CHIẾN VỀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA CHÂU ÂU (22-03-2022)
    Lãnh đạo Việt Nam thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Trung Quốc (22-03-2022)
    Số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại Pháp, Đức tăng mạnh (21-03-2022)
    Cháy chợ có đông người Việt làm ăn tại Kharkiv (18-03-2022)
    Việt Nam công khai, minh bạch việc đưa công dân từ Ukraine về nước (17-03-2022)
    Năm đại dịch COVID-19 thứ ba sẽ diễn ra như thế nào? (14-03-2022)
    Anh công bố chương trình mới tiếp nhận người Ukraine lưu trú (13-03-2022)
    Phát biện 66 ca COVID-19, Trung Quốc phòng tỏa thành phố 17 triệu dân Thâm Quyến (13-03-2022)
    Nỗ lực đón những người Việt cuối cùng sơ tán từ Ukraine sang Hungary (12-03-2022)
    WHO bàn chuyện tuyên bố kết thúc đại dịch COVID-19 (12-03-2022)
    Khoảng 3.500 người Việt đã được sơ tán khỏi vùng chiến sự (07-03-2022)
    Không yêu cầu xét nghiệm Covid-19 với bà con từ Ukraine về nước (07-03-2022)
    Hơn 500 công dân Việt Nam ở Ukraine sẽ về nước vào ngày 7 và 9/3 (05-03-2022)
    Chuyên cơ chở công dân Nga bị chặn tại sân bay Canada (04-03-2022)
    Tình hình người Việt tại Ukraine và những biện pháp hỗ trợ bà con của Bộ Ngoại giao (03-03-2022)
    Việt Nam nêu quan điểm về tình hình Ukraine tại phiên họp đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (02-03-2022)
    Việt Nam quan tâm đến bảo đảm quyền con người một cách toàn diện (02-03-2022)
    4 bước xử trí khi phát hiện F0 trong trường học (22-02-2022)
    Thế giới đã ghi nhận trên 425,5 triệu ca mắc COVID-19 (21-02-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152859609.